Những món đặc sản nổi tiếng ở Quảng Ngãi
Quảng Ngãi còn được biết đến với cái tên vùng đất núi Ấn sông Trà và chính từ trong dòng chảy của con sông, địa hình của rừng núi đã sản sinh ra những sản vật, những món ăn dân dã thân quen, mang đậm dấu ấn của tình đất, tình người.
Quảng Ngãi có 4 con sông lớn, mùa lũ nước mạnh và dữ, mùa khô lại êm ái, lặng lờ xuôi chảy. Đó là các con sông: Trà Bồng, Trà Khúc, sông Vệ và Trà Câu. Sông nước quê hương không chỉ bồi đắp phù sa, tưới tắm cho vùng đồng bằng mà còn là mạch nguồn nuôi dưỡng những sản vật đặc trưng, lưu luyến người đến ở, nhắc nhớ người đi xa.
Cá Bống Sông Trà
Một bí quyết để cá bống luôn thơm ngon, giữ được vị riêng là khi kho cá không bao giờ cho nước lã mà chỉ kho cá bằng thứ nước mắm và đường cát.
Món cá bống Sông Trà kho tiêu
Ngày nay, cá bống kho tiêu không chỉ là thương hiệu đặc sản ẩm thực của Quảng Ngãi mà còn là thông điệp từ văn hoá của những con người dân dã, mến khách của vùng núi Ấn - sông Trà.Cá bống sông Trà ngon nhất vào khoảng tháng 5 âm lịch, đây là mùa cá trưởng thành và đẻ trứng, vào mùa này người ta bắt cá bống bằng cách thả những ống tre khô ở những chỗ nước trong không chảy.
Chim Mía
Chim Mía nướng lá ổi
Hằng năm, vào dịp cuối thu sang đông, bắt đầu từ tháng 10 âm lịch, cùng với gió lạnh cũng là lúc nhiều đàn chim về cư ngụ trong những đồng mía mênh mông của các vùng Xuân Phổ, Nghĩa Kỳ, Hành Minh, Nghĩa Hành… người dân địa phương quen gọi những con chim ấy với cái tên chung là chim mía.
Chim mía có thể chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon bởi chúng có xương mềm, thịt không quá béo và rất bổ dưỡng.
Món Don
Món Don lạ miệng của người dân Quảng Ngãi
Ở dòng sông Trà Khúc, trước khi hoà mình vào đại dương, tại nơi vị ngọt của sông gặp gỡ vị mặn của biển mà người dân địa phương gọi là nước chè hai đã hình thành vùng cư trú của một loài nhuyễn thể nước lợ, đó là con don.Don mang về được ngâm, rửa qua nước lạnh cho sạch, sau đó cho vào nước đã đun sẵn hâm hẩm kèm chút muối. Khi nước sôi bùng lên thì khuấy đều và mạnh để don há miệng nhả ra chất ngọt. Luộc don ngỡ đơn giản nhưng cũng phải khéo để nước có vị ngọt thanh và thơm.
Mắm Nhum
Mắm Nhum - Sản vật tiến vua của người Quảng Ngãi
Nhum là loại hải sản hiếm, vì vậy ngày nay khi đến các vùng biển Nha Trang, Phú Quốc, Bình Định… người ta có thể thưởng thức món nhum sống hoặc nhum làm gỏi, còn mắm nhum thì hầu như không còn thấy. Để làm mắm, người ta cho thịt nhum vào chum sành, rắc một ít muối lên trên, rồi đem phơi nắng từ 10 đến 15 ngày. Món mắn này ăn chung với bún tươi rất ngon, nhưng ngon nhất là chấm thịt heo ba rọi kèm rau sống cuốn bánh tráng.
Cá Niên
Cá niên có môi trường sống rất riêng, chúng chỉ cư trú ở những con sông, suối có vùng nước chảy, nước trong xanh và nhiều đá ở tận thượng nguồn. Mùa sinh sôi phát triển của cá niên diễn ra rất nhanh, chỉ kéo dài từ tháng chạp cho đến tháng tư âm lịch năm sau tức vào tiết xuân, còn khoảng thời gian còn lại trong năm, cá xuất hiện thưa thớt hơn.
Cá Niên nướng
Người ta xem cá niên là con cá sạch, bởi chúng chỉ ăn những rong, rêu hoặc những con vật nhỏ xíu ở tảng đá, vách đá dưới lòng sông suối.
Đường Phèn - Đường phổi
Những người thợ lành nghề biết cách để kéo hỗn hợp đường, đậu, mè sao cho vừa nhẹ vừa nhanh để tránh tình trạng kẹo nóng gặp lạnh bên ngoài sẽ đọng lại thành một khối. Chỉ trong khoảng 15-20 phút, người thợ đã làm ra được thành một tấm kẹo gương rộng và dài như mảnh kính trong. Vị ngon ngọt thanh khiết của kẹo gương cũng đã khiến những người con của mảnh đất này ấp ủ niềm trăn trở.
Đường phổi Quảng Ngãi
Đường được nấu chín, sau đó múc ra đưa vào những thùng chứa có để những nòng tre ghim sẵn và chính ở những nòng ghim này mà đường phèn được đóng khối và kết tinh trong vòng khoảng một tuần.
Kẹo Gương
Kẹo gương đặc sản làm quà của du khách khi tới Quảng Ngãi
Kẹo gương xuất xứ từ thị trấn Thu Xà, cách thị xã Quảng Ngãi khoảng 10km về hướng Đông. Có người cho rằng, loại kẹo nổi tiếng này có nguồn gốc từ Triều Châu, Trung Quốc, được du nhập vào cảng Thu Xà từ thế kỷ 17 với tên gọi ban đầu là kia thứng hay pô lý thứng. Kẹo gương từng được vua Lê Trung Tông (thời nhà Lê) dùng làm món ăn tráng miệng trong triều nội. Tại Quảng Ngãi, nghề làm kẹo gương phổ biến khắp nơi nhưng chỉ có kẹo gương sản xuất ở Thu Xà mới có hương vị thơm ngon đặc biệt. Chỉ với đường cát trắng, mỡ heo, mạch nha, mè và đậu phụng, người dân xứ Quảng đã làm nên loại đặc sản lạ miệng được ưa thích ở mọi nơi.
Sưu tầm
No comments: